CAMERA/THIẾT BỊ GẮN RỜI
PHẦN MỀM
THIẾT BỊ DJI ENTERPRISE KHÁC
MÁY BAY DJI ENTERPRISE
DJI INSPIRE
DJI AVATA
DJI AIR
KHÁC
DJI MINI
DJI MAVIC
PHỤ KIỆN FLYCAM
DJI FPV
PHỤ KIỆN
MÁY BAY NÔNG NGHIỆP
RONIN CINEMA CAMERA
OSMO ACTION
DJI MIC
OSMO POCKET
OSMO MOBILE
THIẾT BỊ KHÁC
RONIN STABILIZER
Luật bay flycam ở Việt Nam không cấm sử dụng flycam, tuy nhiên pháp luật cũng đặt ra những giới hạn nhất định đối với hoạt động bay này. Flycam là thiết bị không còn xa lạ tại Việt Nam, việc sở hữu thiết bị này không khó, tuy nhiên bất kỳ ai trước khi […]
Sản phẩm liên quan
Luật bay flycam ở Việt Nam không cấm sử dụng flycam, tuy nhiên pháp luật cũng đặt ra những giới hạn nhất định đối với hoạt động bay này.
Flycam là thiết bị không còn xa lạ tại Việt Nam, việc sở hữu thiết bị này không khó, tuy nhiên bất kỳ ai trước khi điều khiển flycam cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật đối với việc sử dụng thiết bị bay không người lái. Việc tuân thủ các hướng dẫn do Chính phủ ban hành là bắt buộc để đảm bảo chuyến bay an toàn và không gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng cũng như các hoạt động khác của những người xung quanh.
Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn cho các hoạt động quân sự và dân dụng cũng như tránh ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội nên bắt buộc trước khi sử dụng flycam, các cá nhân hay tổ chức đều cần làm thủ tục đăng ký bay đối với các thiết bị bay không người lái. Việc đăng ký sử dụng flycam theo quy định của pháp luật còn giúp cho người dùng có thể xác định được vị trí của thiết bị khi chẳng may bị thất lạc, hoặc để dễ dàng quy trách nhiệm nếu người điều khiển thiết bị bay vi phạm các chính sách luật bay flycam tại Việt Nam.
Để xin cấp phép bay flycam, người dùng cần thực hiện các hướng dẫn như sau:
Theo Điều 8 Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 quy định Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu là đơn vị được cấp phép hoặc từ chối cấp phép đối với những thiết bị máy bay không người lái, các loại khí cầu không có người điều khiển hoặc các loại khí cầu, các mô hình bay có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh tại các sân bay được phép hoạt động.
Hồ sơ xin cấp phép sử dụng flycam cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, cụ thể hồ sơ gồm có:
Trước ngày tổ chức thực hiện các chuyến bay ít nhất 7 ngày, cá nhân hay tổ chức cần nộp đơn xin cấp phép tới Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu. Hoặc đối với đơn xin sửa lại phép bay cũng cần gửi tới Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu trước ngày bay ít nhất 7 ngày.
Theo Điều 10 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, sau tối đa 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép bay từ các cá nhân, tổ chức, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu sẽ thực hiện cấp phép cho người đăng ký. Đối với đơn xin sửa đổi phép bay, thời hạn xử lý đơn là 3 ngày để Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép bay.
Các đơn vị tổ chức bay Flycam cần tuân thủ các quy định bay tại Điều 13 của Nghị định 79/2011/NĐ-CP, bao gồm:
Người dung cần thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng flycam. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm, không được phép tổ chức bay flycam được quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP như sau:
Việc xử lý các hành vi vi phạm luật bay flycam tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Nghị định 36/2008/NĐ-CP. Tùy vào hành vi sai phạm mà có hình thức xử phạt tương ứng như phạt hành chính, thu hồi giấy phép bay đã cấp, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với lĩnh vực hàng không dân dụng, theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
Ngoài những thông tin trên, người dùng cần nắm rõ các khu vực hạn chế bay và cấm bay đối với thiết bị bay không người lái để tránh tổ chức bay tại các khu vực này. Người dùng có thể tìm hiểu chi tiết các khu vực bị hạn chế bay và cấm bay flycam tại quyết định số 18/2020/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/06/2020.
Trên đây là những thông tin liên quan đến luật bay flycam tại Việt Nam mà người sử dụng cần biết để có những chuyến bay an toàn.
TIN TỨC LIÊN QUAN